Miễn dịch cộng đồng
Miễn dịch cộng đồng

Miễn dịch cộng đồng

Miễn dịch cộng đồng (còn được gọi là miễn dịch bầy đàn, miễn dịch dân số, hay miễn dịch xã hội) là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm, bởi đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch.[1][2] Trong một lượng dân số người bất kì khi có một số lượng lớn cá thể miễn dịch, chu trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại.[3] Tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì khả năng những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với cá thể nguồn lây càng nhỏ.Miễn dịch cá thể có thể có được thông qua sau khi hồi phục từ một lây nhiễm tự nhiên hay bằng cách nhân tạo như tiêm chủng. Một số người không thể mang miễn dịch do các lý do y tế khác nhau và trong nhóm này miễn dịch cộng đồng là một phương pháp bảo vệ quan trọng.[4][5] Một khi một ngưỡng tỷ lệ nào đó đạt được, miễn dịch cồng đồng dần dần loại bỏ một bệnh khỏi một dân số. Cách xóa sổ bệnh này, nếu đạt được trên toàn thế giới, có thể dẫn đến việc giảm vĩnh viễn số lượng nhiễm trùng đến con số không, được gọi là xóa sổ hay tiêu trừ căn bệnh.[5] Chính phương pháp này đã được sử dụng để xoá số bệnh đậu mùa vào năm 1977 và cho xóa sổ nhiều bệnh lây nhiễm khác.[6] Miễn dịch bầy đàn không phải là có thể áp dụng cho tất cả các bệnh, mà chỉ những bệnh có tính lây truyền cao, có nghĩa là các bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Uốn ván, để ví dụ, là bệnh lây nhiễm, nhưng không phải là bệnh truyền nhiễm, nên miễn dịch bầy đàn không có ý nghĩa.Thuật ngữ miễn dịch bầy đàn/miễn dịch cộng đồng lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1923. Nó đã được công nhận là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên vào những năm 1930 khi miễn dịch cộng đồng được ghi nhận sau khi một số lượng đáng kể trẻ em trở nên miễn dịch với bệnh sởi, số ca nhiễm mới đã giảm tạm thời, bao gồm cả trong nhóm trẻ em dễ mắc bệnh.[7] Tiêm chủng đại trà để tạo ra miễn dịch bầy đàn từ đó đã trở nên phổ biến và đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của rất nhiều bệnh truyền nhiễm.[6] Việc phản đối chủng ngừa đã gây ra một thử thách cho miễn dịch bầy đàn, làm cho các bệnh có thể phòng ngừa được tồn tại trong hoặc quay lại các cộng đồng có tỷ lệ tiêm phòng không đạt số lượng cần thiết.[6][8][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Miễn dịch cộng đồng http://www.tandfonline.com/doi/full/10.4161/hv.246... http://www.tandfonline.com/doi/full/10.4161/hv.252... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1919891 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2625434 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2992723 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3062959 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3171704 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3256741 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3285475 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3478140